Việc vệ sinh bao bì thủy tinh đã qua sử dụng là một cách hữu hiệu để giảm thiểu chi phí sản xuất bao bì và bảo vệ hành tinh của chúng ta Do việc chế tạo thủy tinh mới tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tạo ra ô nhiễm công nghiệp góp phần vào hiệu ứng nhà kính vậy nên việc tái sử dụng các loại bao bì thuỷ tinh rất cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu về việc vệ sinh bao bì thuỷ tinh qua bài viết sau.
Table of Contents [Hide]
Vệ sinh bao bì thủy tinh chủ yếu là công việc làm sạch các tạp chất dính bên ngoài bao bì.Tạp chất ở đây chủ yếu là các hợp chất vô cơ, các VSV vây nhiễm vào bao bì trong quá trình sản xuất cũng như quá trình thu hồi.
Đặc điểm của quá trình sản xuất thủy tinh:
Chai lọ thủy tinh được sản xuất ở nhiệt độ rất cao ≥1000oC (vì thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ rất cao). và thường được sản xuất bằng phương pháp ủ thủy tinh và tôi thủy tinh
Ủ thủy tinh: Sản phẩm thủy tinh sau khi tạo hình đạt nhiệt độ khoảng 700÷800 oC, được phủ nóng rồi làm nguội xuống 300 oC, sau đó lại được gia nhiệt lên 700 oC và làm nguội chậm đến nhiệt độ thường.
Tôi thủy tinh: Sản phẩm thủy tinh sau khi tạo hình đạt nhiệt độ khoảng 700÷800 oC, được phủ nóng rồi làm nguội xuống 300 oC, sau đó lại được gia nhiệt lên 700 oC và làm nguội nhanh đến nhiệt độ thường.
Như vậy dù sản xuất thủy tinh theo cách ủ thủy tinh hay tôi thủy tinh thì đều thực hiện ở các nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao này ngoài việc phục vụ cho công việc sản xuất thủy tinh, thì nó cũng đóng vai trò như tác nhân hạn chế sự bám nhiễm của VSV lên bề mặt bao bì. Do đó nếu sử dụng bao bì thủy tinh mới được sản xuất thì ta không cần rửa lại chai hoặc rửa nhẹ bằng dung dịch kiềm 1,5% ở nhiệt độ 60÷80oC. Việc lựa chọn này tùy thuộc vào "độ sạch" của quy trình sản xuất, cũng như sự nối tiếp giữa khâu sản xuất chai cho đến khâu đưa thực phẩm vào bao bì.
Do việc vệ sinh bao bì thủy tinh tái sử dụng (đặc biệt là chai, lọ) phức tạp hơn, tổng quát hơn và bao trùm cả trường hợp vệ sinh bao bì thủy tinh mới sản xuất, nên ở đây ta đặc biệt đi sâu vào quy trình vệ sinh bao bì thủy tinh, mà cụ thể ở đây là chai lọ thủy tinh.
>> Xem thêm sản phẩm: Chỉ may bao, chỉ khâu bao bì
Đặc điểm của chai lọ tái sử dụng:
Chai lọ thủy tinh tái sửu dụng là việc sử dụng lại chai lọ thủy tinh đã qua sử dụng. Do đó chai lọ loại này thường "bẩn" hơn chai mới sản xuất rất nhiều.
Vì vậy việc rửa chai lọ ở đây nhằm loại bỏ hầu hết các VSV và loại tất cả những vật chất có thể có trong chai như mảnh chai, cát, đất, nhãn chai cũ còn dính trên chai.
Nhập chai vào máy rửa chai. Thao tác trên máy rửa chai như sau: chai được đưa vào ngăn của băng tải theo từng hàng (20÷30 chai/hàng). Băng tải sẽ chuyển chai đi trong máy rửa qua các buồng rửa khác nhau với thời gian lưu đủ để chai được rửa sạch (trong thời gian di chuyển chai được dốc ngược và luôn luôn được phun nước rửa vào bên trong), chai được rửa theo các bước chính qua các bể như sau:
Rửa lần 1. Ngâm và phun nước để làm sạch bụi. Nước sử dụng chỉ cần nước ấm 30oC
Rửa lần 2. Chai được băng tải chuyền ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài
Rửa lần 3. Chai được tiếp tục đưa vào bể nước ấm 55 oC
Rửa lần 4. Chai được băng tải chuyền ngược đầu để dốc hết nước trong chai ra ngoài
Rửa lần 5. Chai được chuyển vào bể chứa dung dịch kiếm 1.5% ở nhiệt độ 60 oC. Chai được di chuyển trong bể chứa dung dịch kiềm ở nhiệt độ 60 oC, cũng bằng thời gian ngâm chai trong bể, đồng thời chai được cào bỏ nhãn giấy và sau đó được dốc ngược để tháo hết dịch trong chai ra.
Ở đây ta dùng dung dịch kiềm NaOH 1.5% rửa ở nhiệt độ cao. Vai trò của NaOH trong trường hợp này là:Dung dịch có tác dụng lên cặn bẩn giúp hòa tan chất bẩn trên bao bì, ví dụ như dầu mỡ…Làm nở cặn khô đến trạng thái mềm, bở
Nhiệt độ làm cho các phản ứng hóa lý xảy ra nhanh hơn, tốc độ thấm ướt nhanh. Chai lọ được là nhờ cả vào tác dụng hóa học và tác dụng nhiệt của dung dịch tẩy rửa.
Rửa lần 6. Lặp lại bước 5 nhưng ở nhiệt độ 80 oC
Rửa lần 7. Chai được rửa bằng nước sạch ở 60 oC và được dốc ngược để tháo sạch nước trong chai
Rửa lần 8. Chai được rửa sạch trong bể nước 50 oC và được dốc ngược để tháo nước
Rửa lần 9. Sau đó chai được rửa bằng nước sạch ở 30 oC có nồng độ clorine 2ppm và được làm ráo hoặc sấy khô.
Lựa chọn làm ráo hoặc sấy chai:
- Nếu chai thủy tinh chưa đựng thực phẩm có qua thanh trùng thì chỉ cần làm ráo chai.
- Với những chai đựng thực phẩm không có giai đoạn thanh trùng sau chiết rót, thì phải sấy chai ở nhiệt độ 115 oC trong 15 phút trước khi chiết rót thực phẩm vào chai.
Lưu ý:
Cần tuân theo sự tăng giảm nhiệt độ như sau: chai được nâng lên nhiệt độ cao có sự chênh lệch 42 oC; nếu được giảm nhiệt độ thì có thể giảm theo từng bậc 28 oC (Δt = 28 oC). Thông thường chai thủy tinh mới rời khỏi máy rửa chai nếu được chiết dung dịch lạnh thì dễ bị vỡ. Thời gian rửa chai trong máy là 15÷20 phút
Xem thêm bài viết: