logo

Vải cotton là gì? Những điều thú vị về loại vải thịnh hành hiện nay
Thị trường thời trang phát triển nhanh như vũ bão mang đến cho người dùng lựa chọn đa dạng các trang phục từ chất liệu vải khác nhau. Trong đó, chúng ta đã chứng kiến sự phổ biến của chất liệu cotton trên thị trường thế giới. Vậy vải cotton là gì và có những loại nào? Ưu nhược điểm của vải cotton ra sao? Xem ngay bài viết để được giải đáp về chất liệu được ví là loại vải cuộc sống!

Table of Contents [Hide]

1. Chất liệu vải cotton là gì?

Vải cotton là chất liệu vải được sản xuất với nguyên liệu chính là sợi bông. Trải qua nhiều công đoạn chế biến để dệt thành chất liệu vải cotton được dùng phổ biến số 1 thế giới. Các trang phục từ chất liệu cotton luôn được lòng khách hàng ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trên toàn cầu.

 Vải cotton là gì?

Trước kia, khi ngành trồng trọt sơ khai được lập nên thì cây bông đã được trồng rất phổ biến. Người cổ xưa đã thu hái bông rồi dùng kéo sợi và dệt thành các tấm vải may trang phục. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật 4.0 mà quy trình sản xuất vải cotton được diễn ra nhanh chóng với độ bền tốt nhất.

2. Quy trình sản xuất ra vải cotton

Khi thu hái xong, xơ bông được phân loại và loại bỏ tạp chất, xơ bông kém. Xơ bông đạt tiêu chuẩn được phơi khô ở nơi thoáng mát trước khi đưa vào sản xuất. Quy trình sản xuất vải cotton là gì, diễn ra như thế nào đều có ngay sau đây:

Các công đoạn tạo nên vải cotton

Công đoạn 1: Tinh chế xơ bông

Đây là bước quyết định chất lượng thành phẩm vải cotton. Sau khi bông được phơi sẽ đưa vào nhà máy để xé nhẹ nhàng. Xơ bông xé tách xơ nhưng không ảnh hưởng đến độ dai và mịn của bông. Sau đó, xơ bông sẽ được nấu trong lò hơi và lọc nhiều lần. Quá trình này giúp các tạp chất nitơ, axit hữu cơ và màu tự nhiên được loại bỏ.

Công đoạn 2: Hòa tan và kéo sợi

Xơ bông đã được tinh chế sẽ chuyển sang dạng lỏng. Các chuyên gia sẽ cho thêm dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp đồng nhất trước khi cho vào máy kéo sợi. Hỗn hợp đi qua các lỗ nhỏ của máy để tạo thành sợi cotton.

Công đoạn 3: Dệt vải cotton

Bạn băn khoăn bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vải cotton là gì? Mọi công đoạn trong quy trình đều không thể xem nhẹ, đặc biệt là bước dệt vải. Các sợi vải ngang và dọc được máy dệt thành những tấm vải cotton. Sợi vải được sử dụng theo tỷ lệ pha trộn phù hợp để tạo thành nhiều loại vải cotton đa dạng.
Đặc biệt khi dệt, tấm vải được làm bóng để sợi có khả năng thấm nước tốt, dễ bắt màu khi nhuộm. Đồng thời, vải dệt xong được đem tẩy trắng để loại bỏ hóa chất, dầu mỡ.

Công đoạn 4: Nhuộm vải

Vải sau khi dệt được đem xử lý qua thuốc nhuộm và các chất phụ gia để vải bắt màu. Quá trình nhuộm vải diễn ra nhiều lần và sau mỗi lần nhuộm đều phải đem giặt để loại sạch vụn bẩn trên bề mặt vải cotton.

Vải cotton được nhuộm đa dạng màu sắc


Công đoạn 5: Wash vải
Công đoạn cuối cùng wash vải được tiến hành sau nhiều bước nhuộm vải. Bước này sẽ giúp vải bền hơn, chống co rút và không bị phai màu.

>> Xem thêm các sản phẩm chỉ may bao bì tại Namphatplastic.com

3. Phân loại vải cotton phổ biến hiện nay

Vải cotton trải qua lịch sử phát triển lâu dài đã có nhiều “biến thể”. Dựa theo tỷ lệ % sợi vải, vải cotton được chia thành 3 loại cơ bản dưới đây.
Vải cotton 100%
Thành phần vải được dệt từ 100% sợi cotton. Ưu điểm của chất liệu vải này là co giãn tốt và khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Tuy nhiên, mức giá vải cotton 100% tương đối cao và khá cứng.


Vải cotton 100% khá cứng cáp


Vải cotton 65/35
Vải được dệt từ hai thành phần sợi gồm 65% cotton và 35% polyester. Sự kết hợp của hai loại sợi này mang đến thành phẩm có độ bền, co giãn và thông thoáng cho người mặc.
Vải cotton 35/65
Loại vải được dệt từ 35% sợi cotton và 65% sợi polyester. Chất liệu này rất được lòng các xưởng may để sản xuất áo thun, đồng phục bởi độ bền với thời gian. Chưa hết, vải không bị phai màu và bí bách nên thích hợp với môi trường học đường, công ty, văn phòng.

4. Ưu nhược điểm của chất liệu vải cotton

Vải cotton có tính thoáng mát, thấm hút mồ hôi nên tạo cảm giác thoải mái nhất cho người mặc. Nhất là đối tượng học sinh, nhân viên, lao động làm việc và vận động nhiều. Độ bền của vải cotton được đánh giá cao hơn nhiều loại vải khác. Người dùng có thể giặt máy với bột giặt, nước giặt mà không lo ngại phai màu. Thêm nữa, với thành phần sợi dễ tìm, dồi dào nên chi phí mua áo cotton tương đối mềm.

5. Ưu nhược điểm vải cotton là gì?

Tuy vậy, vải cotton 100% sẽ khá cứng nên phù hợp với đối tượng nam giới. Mức giá vải cotton 100% cũng rất cao nên các nhà máy dệt đã dùng cotton pha sợi PE để vải mềm mại mà mức giá cũng lý tưởng hơn.
Hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm vải cotton là gì? Những thông tin thú vị về chất liệu vải cotton phần nào chứng minh được vì sao loại vải này lại phổ biến số 1 trên thế giới! 

Xem thêm bài viết liên quan: 

 

Xem thêm sản phẩm của chúng tôi: 

VP:A75/6B Bạch Đằng, Phường 2, Q.Tân Bình, HCM

Nhà Máy:Số 8, Đường 31, Ấp Tân Bình, Xã Bình Minh, H.Trảng Bom, Đồng Nai

Hotline:  0911 904 968 | Tel: 025 1224 7968 | Fax: 025 1224 7968

Email: contact.namphat@gmail.com

Copyright 2020 - 2023. All rights reserved. Thiết kế website bởi webmoi.vn